ترجمة سورة المرسلات

الترجمة الفيتنامية

ترجمة معاني سورة المرسلات باللغة الفيتنامية من كتاب الترجمة الفيتنامية.
من تأليف: حسن عبد الكريم .

Thề bởi (các luồng gió) được phái đi, luồng này tiếp theo luồng kia;
Bởi thế, chúng thổi mạnh theo luồng,
Và chúng rải tung (mọi vật) đi khắp nơi;
Và tách biệt (cái tốt) khỏi (cái xấu);
Thề bởi (các vị Sứ) phổ biến Lời Nhắc Nhở đi rộng khắp.
Hoặc để chứng minh hoặc để cảnh báo;
Quả thật, điều mà các ngươi đã được hứa chắc chắn sẽ xảy ra.
Bởi thế, khi những vì sao lu mờ dần;
Và khi bầu trời bị chẻ làm hai;
Và khi những quả núi bị thổi rắc đi như bụi;
Và khi các Sứ Giả được gọi tập hợp vào một thời điểm;
Vào Ngày nào (những dấu hiệu đó) được dời lại?
Vào Ngày Phân loại (giữa những có đức tin và những người không có đức tin).
Và điều gì giải thích cho Ngươi biết Ngày Phân loại là gì?
Thống khổ thay Ngày đó cho những kẻ phủ nhận sự thật!
Há TA đã không tiêu diệt những người xưa (làm điều tội lỗi và sai quấy) hay sao?
Rồi, TA làm cho những thế hệ sau này theo chúng.
TA đối xử với những kẻ tội lỗi đúng như thế.
Thống khổ thay Ngày đó cho những kẻ phủ nhận sự thật!
Há TA đã không tạo các ngươi từ một chất lỏng đáng khinh ư?
Mà TA đã đặt an toàn tại một nơi chứa cố định.
Đến một kỳ hạn ấn định.
Do đó, TA quyết định bởi vì TA là Đấng Quyết Định Siêu Việt.
Thống khổ thay Ngày đó cho những kẻ phủ nhận sự thật!
Há TA đã không làm trái đất thành một nơi đón nhận
Người sống và kẻ chết?
Và đã đặt nơi đó những quả núi cao sừng sững vững chắc và cung cấp cho các ngươi nước uống mát rượi hay sao?
Thống khổ thay Ngày đó cho những kẻ phủ nhận sự thật!
“Hãy đi đến cái (hỏa ngục) mà các ngươi đã từng phủ nhận.”
“Hãy đi đến chỗ bóng tối của ba cột trụ (khói đen bay lên),
“Không che mát cũng không che chở các ngươi khỏi Lửa ngọn.”
Quả thật, Nó hà ra những ngọn lửa to như những pháo đài.
Giống những con lạc đà màu vàng.
Thống khổ thay Ngày đó cho những kẻ phủ nhận sự thật!
Đây là Ngày mà chúng sẽ không nói được,
Cũng sẽ không được khiếu nại điều gì.
Thống khổ thay Ngày đó cho những kẻ phủ nhận sự thật!
Đây là Ngày Phân loại. TA sẽ tập trung các ngươi và những người xưa.
Nếu các ngươi có mưu định gì thì hãy dùng nó mà phá hỏng TA thử xem!
Thống khổ thay Ngày đó cho những kẻ phủ nhận sự thật!
Quả thật, những người sợ Allah sẽ ở dưới bóng mát và gần suối nước trong;
(Hưởng) loại trái cây nào mà họ thích.
“Hãy ăn và uống cho mãn nguyện tấm lòng do những việc (thiện) ma quí vị đã từng làm.”
Chắc chắn, TA sẽ trọng thưởng những người làm tốt đúng như thế.
Thống khổ thay Ngày đó cho những kẻ phủ nhận sự thật!
(Hỡi những kẻ không tin!) Cứ ăn uống và hưởng thụ cuộc đời ngắn ngủi này. Chắc chắn, các ngươi là những kẻ tội lỗi.
Thống khổ thay Ngày đó cho những kẻ phủ nhận sự thật!
Và khi có lời bảo chúng: “Hãy cúi đầu, chúng không cúi đầu.”
Thống khổ thay Ngày đó cho những kẻ phủ nhận sự thật!
Thế, chúng sẽ tin tưởng vào Lời trình bày nào sau Nó (Qur'an)?
سورة المرسلات
معلومات السورة
الكتب
الفتاوى
الأقوال
التفسيرات

سورة (المُرسَلات) من السُّوَر المكية، نزلت بعد سورة (الهُمَزة)، وقد جاءت ببيانِ قدرة الله على بعثِ الناس بعد هلاكهم؛ فهو المتصفُ بالرُّبوبية والألوهية، وقد افتُتحت بمَشاهدِ القيامة، والتذكير بمَصارعِ الغابرين، وذكَرتْ تأمُّلات في خَلْقِ الإنسان والكون؛ ليعودَ الخلقُ إلى أوامرِ الله، وليستجيبوا له سبحانه، و(المُرسَلات): هي الرِّياحُ التي تهُبُّ متتابِعةً.

ترتيبها المصحفي
77
نوعها
مكية
ألفاظها
181
ترتيب نزولها
33
العد المدني الأول
50
العد المدني الأخير
50
العد البصري
50
العد الكوفي
50
العد الشامي
50

* سورة (المُرسَلات):

سُمِّيت سورة (المُرسَلات) بذلك؛ لافتتاحها بالقَسَمِ الإلهيِّ بـ(المُرسَلات)؛ وهي: الرِّياح التي تهُبُّ متتابِعةً.

سورة (المُرسَلات) من السُّوَر التي شيَّبتْ رسولَ الله صلى الله عليه وسلم:

عن ابنِ عباسٍ رضي الله عنهما، قال: «قال أبو بكرٍ الصِّدِّيقُ رضي الله عنه لرسولِ اللهِ صلى الله عليه وسلم: يا رسولَ اللهِ، أراكَ قد شِبْتَ! قال: «شيَّبتْني هُودٌ، والواقعةُ، والمُرسَلاتُ، و{عَمَّ يَتَسَآءَلُونَ}، و{إِذَا اْلشَّمْسُ كُوِّرَتْ}». أخرجه الحاكم (3314).

1. مَشاهد القيامة (١-١٥).

2. مَصارع الغابرين (١٦-١٩).

3. تأمُّلات في خَلْقِ الإنسان والكون (٢٠-٢٨).

4. عودٌ لمَشاهد القيامة (٢٩-٥٠).

ينظر: "التفسير الموضوعي لسور القرآن الكريم" لمجموعة من العلماء (8 /540).

مقصدُ سورة (المُرسَلات): الاستدلالُ على وقوع البعث بعد فَناء الدنيا، والاستدلال على إمكانِ إعادة الخَلْقِ بما سبَق من خَلْقِ الإنسان وخلق الأرض، وفي ذلك دلائلُ على قدرة الله، واتصافِه بالوَحْدانية والرُّبوبية.

ينظر: "التحرير والتنوير" لابن عاشور (29 /419).