ترجمة سورة المعارج

الترجمة الفيتنامية

ترجمة معاني سورة المعارج باللغة الفيتنامية من كتاب الترجمة الفيتنامية.
من تأليف: حسن عبد الكريم .

Có người hỏi về sự Trừng phạt sắp xảy ra
Cho những kẻ không có đức tin mà không ai có thể tránh được,
Từ Allah, Chủ Nhân của những con đường thăng lên trời,
Các Thiên Thần và Ruh (Jibril) đi lên chầu Ngài trong một Ngày tương đương với năm mươi ngàn năm (theo niên kỷ của con người).
Bởi thế, hãy kiên nhẫn chịu đựng một cách vui tươi,
Quả thật, chúng (những kẻ không có đức tin) thấy nó xa vời,
Nhưng TA (Allah) thấy nó gần kề;
Ngày mà bầu trời sẽ (tan rã) như đồng thau được nấu chảy;
Và những quả núi sẽ (nhẹ) như lông trừu;
Không một người bạn nào sẽ hỏi thăm người bạn mình;
Mặc dầu họ nhìn thấy nhau. Kẻ tội lỗi mong muốn nếu y có thể dâng các đứa con để thế mạng hầu khỏi bị trừng phạt vào ngay đó;
(Dâng) cả vợ và anh em của y,
(Dâng) bà con ruột thịt đã chứa chấp y,
Và tất cả những gì trên quả đất; rồi để nó (sự dâng cúng) sẽ giải cứu y.
Nhưng vô phương. Bởi vì chỉ có Lửa ngọn
Đốt tróc da đầu.
Nó (Lửa) sẽ gọi ai quay lưng và quay mặt bỏ đi,
Và tom góp của cải và giấu kỹ.
Quả thật, con người được tạo ra vốn nôn nóng,
Hay than vãn khi gặp điều dữ;
Và keo kiệt khi gặp điều lành (may mắn, giàu có).
Ngoại trừ những người dâng lễ nguyện Salah,
Những ai kiên tri trong việc dâng lễ nguyện Salah của họ;
Và những ai trích xuất từ tài sản của họ một phần qui định bắt buộc,
(Để bố thí) cho người ăn xin và người thiếu hụt;
Và những ai xác nhận có Ngày Phán Xử (Cuối Cùng),
Và những ai sợ sự trừng phạt của Thượng Đế (Allah) của họ;
Sự trừng phạt của Thượng Đế của họ là điều mà không ai cảm thấy an toàn.
Và những ai giữ gìn phần kín đáo của cơ thể (tiết chế tình dục),
Ngoại trừ với vợ của mình và với ai nằm trong tay phải của mình (các nữ tù binh); bởi vì họ không bị khiển trách (đối với họ).
Nhưng ai tìm cách vượt quá (giới hạn) đó thì sẽ là những kẻ phạm tội.
Và những ai tôn trọng sự ký thác và lời giao ước;
Và những ai đứng vững trong việc làm chứng của họ;
Và những ai chăm nom việc dâng lễ nguyện Salah của họ.
Những người đó sẽ vinh dự sống trong những Ngôi Vườn (thiên đàng).
Chuyện gì xảy ra cho những kẻ không tin đổ xô chạy đến trước mặt Ngươi.
Từng nhóm một, từ phía bên phải và bên trái?
Há từng tên của bọn chúng muốn được vào thiên đàng Hạnh phúc?
Vô phương! Quả thật, TA đã tạo chúng từ chất mà chúng biết.
Bởi thế, TA thề nhân danh Thượng Đế của các điểm của hướng Đông và của hướng Tây rằng TA có quyền định đoạt
Việc thay thế chúng bằng những người khác tốt hơn chúng. Và TA sẽ không thất bại (trong Kế hoạch của TA).
Bởi thế, hãy để mặc chúng vùi đầu tán gẫu và vui đùa cho đến khi giáp Ngày (Phán Xử) mà chúng đã được hứa;
Ngày mà chúng sẽ vội vã đi ra khỏi mộ giống như cảnh chúng đâm đầu chạy đến mục tiêu (đã định sẵn cho chúng),
Cặp mắt nhìn xuống, tràn đầy nhục nhã. Đó là Ngày mà chúng đã được hứa!
سورة المعارج
معلومات السورة
الكتب
الفتاوى
الأقوال
التفسيرات

سورة (المعارج) من السُّوَر المكية، نزلت بعد سورة (الحاقة)، وقد أكدت وقوعَ يوم القيامة بأهواله العظيمة، التي يتجلى فيها جلالُ الله وعظمته، وقُدْرتُه الكاملة على الجزاء، وأن مَن استحق النار فسيدخلها، ومَن أكرمه الله بجِنانه فسيفوز بذلك، وخُتمت ببيانِ جزاء مَن آمن، وتهديدٍ شديد للكفار؛ حتى يعُودُوا عن كفرهم.

ترتيبها المصحفي
70
نوعها
مكية
ألفاظها
217
ترتيب نزولها
79
العد المدني الأول
44
العد المدني الأخير
44
العد البصري
44
العد الكوفي
44
العد الشامي
43

* سورة (المعارج):

سُمِّيت سورة (المعارج) بهذا الاسم؛ لوقوع لفظ (المعارج) فيها؛ قال تعالى: {مِّنَ اْللَّهِ ذِي اْلْمَعَارِجِ} [المعارج: 3]، قال ابنُ جريرٍ: «وقوله: {ذِي اْلْمَعَارِجِ} يعني: ذا العُلُوِّ، والدرجاتِ، والفواضلِ، والنِّعمِ». " جامع البيان" للطبري (29 /44).

1. المقدمة (١-٥).

2. مُنكِرو البعث (٦-٢١).

3. المؤمنون بالبعث (٢٢-٣٥).

4. هل يتساوى الجزاءانِ؟ (٣٦-٤١).

5. تهديدٌ شديد (٤٢-٤٤).

ينظر: "التفسير الموضوعي لسور القرآن الكريم" لمجموعة من العلماء (8 /343).

يقول ابن عاشور عن مقصدها: «تهديدُ الكافرين بعذاب يوم القيامة، وإثباتُ ذلك اليوم، ووصفُ أهواله.
ووصفُ شيء من جلال الله فيه، وتهويلُ دار العذاب - وهي جهنَّمُ -، وذكرُ أسباب استحقاق عذابها.
ومقابلةُ ذلك بأعمال المؤمنين التي أوجبت لهم دارَ الكرامة، وهي أضدادُ صفات الكافرين.
وتثبيتُ النبيِّ صلى الله عليه وسلم، وتسليتُه على ما يَلْقاه من المشركين.
ووصفُ كثيرٍ من خصال المسلمين التي بثها الإسلامُ فيهم، وتحذير المشركين من استئصالهم وتبديلهم بخيرٍ منهم». "التحرير والتنوير" لابن عاشور (29 /153).